Nghĩa văn tự của Thánh Kinh không phải là nghĩa đen nhưng là nghĩa được diễn tả cách trực tiếp bởi các thánh sử, một nghĩa được hiểu theo phương pháp phân tích lịch sử và văn chương của bản văn. Thánh kinh được hiểu theo nghĩa thiêng liêng. Nghĩa thiêng liêng được hiểu là nghĩa được diễn tả bởi bản văn Thánh Kinh khi đọc dưới ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần, trong khung cảnh của Mầu Nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô và đời sống mới phát sinh từ Mầu Nhiệm ấy. Có phương pháp đọc Thánh Kinh giúp cho người đọc đi vào ý nghĩa thiêng liêng của Thánh Kinh và được truyền thống Công Giáo gọi là Lectio Divina.
Phương pháp cầu nguyện bằng Thánh Kinh( Lời Chúa) theo lectio divina có 4 giai đoạn:
1. Lectio (Đọc): Thật tâm tình đọc chậm rãi đoạn Lời Chúa với sự chú ý và tâm hồn cùng tâm trí và cõi lòng cởi mở. Việc đọc này sẽ gợi lên câu hỏi giúp chúng ta hiểu biết đúng về nội dung thật sự của đoạn văn Lời Chúa: Đoạn văn Lời Chúa này tự nó muốn nói gì?
2. Meditatio (Suy Niệm): Tập trung tư tưởng vào đoạn Lời Chúa ấy, suy niệm về đoạn Lời Chúa vừa đọc, bằng trí tưởng tượng làm cho hình ảnh Lời Chúa them sống động trong tâm trí, tự đặt mình vào biến cố hay sứ điệp trong Lời Chúa; làm cho mình như sống trong bối cảnh của Lời Chúa. Rồi sau đó tự hỏi mình những câu hỏi như: Đoạn văn Lời Chúa này muốn nói gì với tôi?
3. Oratio (Cầu Nguyện): Lời mình vừa đọc như là một thông điệp Thiên Chúa gửi đến chính chúng ta, hãy đáp lại Lời đó; hướng tâm hồn về Đấng đang nói với bạn qua đoạn Lời Chúa; tập trung đối thoại thiêng liêng với Thiên Chúa là Tác Giả. Bạn phải tự nhủ trong lòng mình rằng sẽ làm gì để đáp lại Lời của Thiên Chúa.
4. Contemplatio (Chiêm Nghiệm): Im lặng trước sự hiện diện của Chúa, kết hợp với người trong sự thinh lặng thiêng liêng. Đây là mục đích của việc đọc Lời Chúa theo phương pháp thiêng liêng, một mục đích mà chúng ta có thể cố gắng đạt đến, vì chúng ta có thể chuẩn bị, nhưng điều tối hậu chúng ta chỉ có thể nhận được là một món quà ân sủng. Trong chiêm niệm chúng ta đón nhận những gì Chúa muốn chúng ta nhận, như hồng ân của Thiên Chúa, một cái nhìn trong việc xét lại thực trạng của mình. Cuối cùng tự nhủ rằng Chúa muốn tôi hoán cải thay đổi trí khôn, tâm hồn và đời sống như ý Chúa.
1. Lectio (Đọc): Thật tâm tình đọc chậm rãi đoạn Lời Chúa với sự chú ý và tâm hồn cùng tâm trí và cõi lòng cởi mở. Việc đọc này sẽ gợi lên câu hỏi giúp chúng ta hiểu biết đúng về nội dung thật sự của đoạn văn Lời Chúa: Đoạn văn Lời Chúa này tự nó muốn nói gì?
2. Meditatio (Suy Niệm): Tập trung tư tưởng vào đoạn Lời Chúa ấy, suy niệm về đoạn Lời Chúa vừa đọc, bằng trí tưởng tượng làm cho hình ảnh Lời Chúa them sống động trong tâm trí, tự đặt mình vào biến cố hay sứ điệp trong Lời Chúa; làm cho mình như sống trong bối cảnh của Lời Chúa. Rồi sau đó tự hỏi mình những câu hỏi như: Đoạn văn Lời Chúa này muốn nói gì với tôi?
3. Oratio (Cầu Nguyện): Lời mình vừa đọc như là một thông điệp Thiên Chúa gửi đến chính chúng ta, hãy đáp lại Lời đó; hướng tâm hồn về Đấng đang nói với bạn qua đoạn Lời Chúa; tập trung đối thoại thiêng liêng với Thiên Chúa là Tác Giả. Bạn phải tự nhủ trong lòng mình rằng sẽ làm gì để đáp lại Lời của Thiên Chúa.
4. Contemplatio (Chiêm Nghiệm): Im lặng trước sự hiện diện của Chúa, kết hợp với người trong sự thinh lặng thiêng liêng. Đây là mục đích của việc đọc Lời Chúa theo phương pháp thiêng liêng, một mục đích mà chúng ta có thể cố gắng đạt đến, vì chúng ta có thể chuẩn bị, nhưng điều tối hậu chúng ta chỉ có thể nhận được là một món quà ân sủng. Trong chiêm niệm chúng ta đón nhận những gì Chúa muốn chúng ta nhận, như hồng ân của Thiên Chúa, một cái nhìn trong việc xét lại thực trạng của mình. Cuối cùng tự nhủ rằng Chúa muốn tôi hoán cải thay đổi trí khôn, tâm hồn và đời sống như ý Chúa.
Trên đây là phương pháp cầu nguyện dưới tác động của Lời Chúa theo Lectio Divina. Hãy mau mắn thực hiện để Lời Chúa đến gần với bạn hơn và biết được Chúa đang muồn gì ở bạn.