Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

Tóm lược phương pháp đọc Kinh Thánh theo Lectio Divina

Nghĩa văn tự của Thánh Kinh không phải là nghĩa đen nhưng là nghĩa được diễn tả cách trực tiếp bởi các thánh sử, một nghĩa được hiểu theo phương pháp phân tích lịch sử và văn chương của bản văn. Thánh kinh được hiểu theo nghĩa thiêng liêng. Nghĩa thiêng liêng được hiểu là nghĩa được diễn tả bởi bản văn Thánh Kinh khi đọc dưới ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần, trong khung cảnh của Mầu Nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô và đời sống mới phát sinh từ Mầu Nhiệm ấy. Có phương pháp đọc Thánh Kinh giúp cho người đọc đi vào ý nghĩa thiêng liêng của Thánh Kinh và được truyền thống Công Giáo gọi là Lectio Divina. 
Phương pháp cầu nguyện bằng Thánh Kinh( Lời Chúa) theo lectio divina có 4 giai đoạn:
1.       Lectio (Đọc): Thật tâm tình đọc chậm rãi đoạn Lời Chúa với sự chú ý và tâm hồn cùng tâm trí và cõi lòng cởi mở. Việc đọc này sẽ gợi lên câu hỏi giúp chúng ta hiểu biết đúng về nội dung thật sự của đoạn văn Lời Chúa: Đoạn văn Lời Chúa này tự nó muốn nói gì?

2.       Meditatio (Suy Niệm): Tập trung tư tưởng vào đoạn Lời Chúa ấy, suy niệm về đoạn Lời Chúa vừa đọc, bằng trí tưởng tượng làm cho hình ảnh Lời Chúa them sống động trong tâm trí, tự đặt mình vào biến cố hay sứ điệp trong Lời Chúa; làm cho mình như sống trong bối cảnh của Lời Chúa. Rồi sau đó tự hỏi mình những câu hỏi như: Đoạn văn Lời Chúa này muốn nói gì với tôi? 

3.       Oratio (Cầu Nguyện): Lời mình vừa đọc như là một thông điệp Thiên Chúa gửi đến chính chúng ta, hãy đáp lại Lời đó; hướng tâm hồn về Đấng đang nói với bạn qua đoạn Lời Chúa; tập trung đối thoại thiêng liêng với Thiên Chúa là Tác Giả. Bạn phải tự nhủ trong lòng mình rằng sẽ làm gì để đáp lại Lời của Thiên Chúa.

4.       Contemplatio (Chiêm Nghiệm): Im lặng trước sự hiện diện của Chúa, kết hợp với người trong sự thinh lặng thiêng liêng. Đây là mục đích của việc đọc Lời Chúa theo phương pháp thiêng liêng, một mục đích mà chúng ta có thể cố gắng đạt đến, vì chúng ta có thể chuẩn bị, nhưng điều tối hậu chúng ta chỉ có thể nhận được là một món quà ân sủng. Trong chiêm niệm chúng ta đón nhận những gì Chúa muốn chúng ta nhận, như hồng ân của Thiên Chúa, một cái nhìn trong việc xét lại thực trạng của mình. Cuối cùng tự nhủ rằng Chúa muốn tôi hoán cải thay đổi trí khôn, tâm hồn và đời sống như ý Chúa.

Trên đây là phương pháp cầu nguyện dưới tác động của Lời Chúa theo Lectio Divina. Hãy mau mắn thực hiện để Lời Chúa đến gần với bạn hơn và biết được Chúa đang muồn gì ở bạn.

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

THẬT KÌ LẠ

1. Thật kỳ lạ: Tờ giấy bạc năm chục nghìn sao có vẻ rất lớn khi dâng tặng cho Nhà Thờ, mà sao lại nhỏ thế khi mình đi mua sắm? 
2. Thật kỳ lạ: Hai giờ trong Nh...à Thờ sao có vẻ dài lê thê, mà sao lại ngắn đến thế khi xem một tập phim?
 3. Thật kỳ lạ: Mình không thể tìm ra một lời để nói khi cầu nguyện, mà không biết lời đâu lại sẵn thế khi nói chuyện với bạn bè?
 4. Thật kỳ lạ: Đọc một chương Kinh Thánh sao mà quá khó khăn, mà đọc 100 trang tiểu thuyết tình cảm hay kiếm hiệp thì sao lại dễ đến thế? 5. Thật kỳ lạ: Sao ai ai cũng muốn ngồi hàng đầu khi nghe hoà nhạc, mà lại làm đủ mọi cách để ngồi hàng cuối trong Nhà Thờ? 
6. Thật kỳ lạ: Sao chúng ta cần phải biết một việc làm cho Giáo Hội 2-3 tuần trước đó để rồi còn xếp lịch, mà lại sắp xếp ổn thoả các việc khác vào giờ phút cuối cùng? 
7. Thật kỳ lạ: Học về Chúa để chia sẻ cho anh chị em sao quá khó khăn, mà học hiểu rồi truyền miệng những chuyện tầm phào sao lại dễ dàng đến thế? 
8. Thật kỳ lạ: Sao mình tin mọi thứ mà báo chí nêu ra, mà lại thắc mắc mãi về những lời Kinh Thánh? 
9. Thật kỳ lạ: Sao ai ai cũng muốn có một chỗ trên Thiên Đàng, mà lại không muốn tin, không muốn làm hay nói điều gì để được lên đấy?
10. Thật kỳ lạ: Sao khi mình gửi chuyện cười bằng E-mail thì tin rằng người ta chuyển ngay, nhưng khi sắp gửi một bức thư nói về Chúa thì mình lại đắn đo suy nghĩ trước khi đem chia sẻ?


 Thật là kỳ lạ phải không nào? Giờ đây bạn đã đọc lá thư này xong, thì bạn hãy chuyển đến cho một người bạn, một thân nhân hay một người nào đó không ưa bạn. Nếu bạn quên hoặc không muốn làm như vậy, thì chẳng những bạn mất cơ hội được Chúa chúc lành, mà bạn còn làm mất cơ hội của những người có thể đang cần đến Chúa trong đời họ. 


Tác giả Trần Duy Nhiên (dịch) Nguồn : Mạng Lưới Dũng Lạc.org

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2011

Sự đòi hỏi của con người

Không quá khi nói rằng con người chúng ta không bao giờ biết quý những gì mình có. Chả thế mà cha ông ta có câu: “được voi vòi tiên”. Con  người luôn có những tham vong lớn và vượt lên những gì mình đang có, không bao giờ thỏa mãn cho dù là đầy đủ mọi thứ.
Chúng ta có thói quen sấu là hay so sánh với người khác chê trách Chúa không ban cho chúng ta được như mọi người. Dám trách cả đấng đã ban cho chúng ta sự sống. Chúng ta không biết quý những gì Ngài ban, thì một ngày nào đó khi Ngài lấy lại những thứ đó chúng ta sẽ phải hối tiếc. Chúng ta không bao giờ chú ý đến những ơn rất bình thường mà chúng ta đang có như ơn bình an, có ăn, có mặc, có không khí để thở, có người thân luôn thương yêu. Nếu chúng ta không biết quý những thứ này một ngày nào đó khi nó ra đi. Nhưng con người lại có những sự yếu đuối riêng, khi có thì không cảm ơn Thiên Chúa mà khi mất lại trách Chúa sao quá bất công với mình như vậy. Chúng ta đâu có chú ý rằng ở nhiều nơi trên đất nước và thế giới, có nhiều người không có nước mà uống, không đủ ăn đủ mặc. Hay ở những nơi bị nạn nhiều người không đủ không khí để thở. Vậy mà chúng ta quá thờ ơ không cảm tạ Chúa vì chúng ta không phải lo cho những chuyện đó.
Hãy quay trở lại hãy nhìn những gì ta có mà người khác không có hay không có đủ chứ đừng xét những gì mình thiếu mà người khác có đủ. Chắc một vài người trong chúng ta cũng đã có những lúc trách là tại sao mình không được đẹp, không có người yêu không có nhiều tiền. Vậy những người tàn tật họ có gì, còn những người sống với mức sống dưới mức trung bình thì sao, những người đã mất cả gia đình nữa họ sẽ ra sao. Những người đó tuy vậy họ vẫn có một thứ đó là không khí để sống, còn những người không có được như vậy nữa.
Vì thế bạn hãy lạc quan lên, Chúa luôn ở với bạn cho dù bạn gặp chuyện gì hãy đến cùng Ngài, Ngài sẽ nâng đỡ bổ sức cho. Hãy quý những gì Chúa ban cho bạn và đừng đòi hỏi quá đáng với Ngài. Bạn nên biết rằng Chúa ban cho bạn bao nhiêu nén vàng thì mai này khi về phán xét Ngài sẽ đòi lại cả vốn lẫn lời, nếu bạn được Chúa ban cho nhiều nén thì bạn sẽ phải làm phát sinh nhiều hơn. Chúc mọi người luôn được hưởng bình an của Thiên Chúa.  
G.TVP   

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

Yêu


Khi đang yêu và được yêu người ta có tâm lý không bình thường, hay bị mộng tưởng quá mức, dẫn đến đánh giá không thực tế, thậm chí còn phán đoán sai lệch hoàn toàn. Khi yêu người ta muốn dâng hiến mọi thứ cho người mình yêu. Nhưng người ta đâu có biết rằng, cho dù mình làm gì thì cũng phục vụ cho hạnh phúc bản thân mình, người ta có sự ảo tưởng là sẽ làm cho người khác nhưng đâu biết rằng đó chỉ là để giữ lại cho mình hạnh phúc riêng. Khi đã có được hạnh phúc cho mình người ta có xu hướng từ bỏ chính nó. Tại sao thế ? Đa phần con người ích kỉ chỉ muốn mình hạnh phúc, khi đã có sẽ đi tìm cái mới, cái khác. Khi yêu hết mình thường thì người ta chả hiểu gì cả cho đến khi bước ra khỏi cái hết mình đó.
Nhiều người lầm tưởng họ có nhiều lựa chọn, nhiều tự do nhưng thực sự thì khi yêu chúng ta bị điều khiển và hành động trong vô thức. Không biết mình làm gì và làm như thế có đúng hay không. Mỗi người có một mức chịu đựng khác nhau, và khoảng thời gian chịu đượng khác nhau. Nếu vượt quá mức cho phép nó sẽ nổ tung. Trong cuộc sống ngườ ta cũng hay muốn giữ mọi thứ cho mình và phải có những hi sinh của nhu cầu này cho nhu cầu khác. Tình yêu, danh vọng, tiền tài, con người sẽ phải chọn cái nào. Đó là câu trả lời riêng của mỗi người. Nhưng không thể chọn tất cả mà sẽ có sự đấu tranh. Bạn nghĩ sẽ giành nhiều nhất cho tình yêu ư. Không nhiều người nghĩ thế và đã không làm được. Ở đời không nói trước được điều gì, trong cuộc sống vẫn có những tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng. Hãy trân trọng nó, nếu được hãy giữa lấy nó.
Tóm lại trong tình yêu sự cẩn thận, chắc chắn là quan trọng nhất. Đừng yêu trong mơ hồ, yêu quá mức, tham quá mức, liều lĩnh quá mức. Để rồi bạn không phải hối hận, biến mình thành cỗ máy trong tình yêu. Hãy biết mình đang làm gì , bạn sẽ kiếm được tình yêu đích thực cho mình.


GM TVP

Lời hứa

Từng ngày từng phút từng giây
Xin cho con được ngất ngây trong Ngài.
       Lời Ngài đuốc sáng tương lai
Soi đường dẫn lối miệt mài con theo.
       Theo Ngài dù lắm khổ đau
Lòng con vẫn quyết, cùng mau giữ lời.
       Tình Ngài so vượt biển khơi
Lòng con nhỏ bé, tìm nơi cho mình.
       Đời con ích kỉ bẩm sinh
Thiên Chúa nhân hậu thương tình tha cho.
       Con đây tính lại tò mò
Cái gì không biết là dò cho ra.
       Xin Chúa thương lại thứ tha
Giúp con tìm Chúa, người cha nhân lành.
       Dù là yếu đuối mỏng manh
Lòng con vẫn hứa trung thành Ngài ơi.

                                    GM TVP

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

Chúa ơi!

Chúa ơi!
Ngài là đường, xin đường thẳng lối.
Con yếu đuối, sẽ bớt lang thang.
Ngài là cha, xin nhà có nóc.
Cho con thấy tình Ngài thái sơn.
Chúa ơi!
Nếu được biết, cho con biết tội con.
Bớt kiêu ngạo, mình là người công chính.
Sống khiêm nhường, làm hoa trái nảy sinh.
Sống hết mình với con tim rực cháy.
Cùng giúp đỡ, những người cần đến con.
Để họ biết, Chúa luôn ở với họ.


         GM  TVP

Yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể tha thiết

Trong tình yêu ai cũng muồn kề cận nên một với người mình yêu. Đức Giêsu vì yêu chúng ta không những Người đã hy sinh chịu chết trên Thập Giá mà còn muốn ở lại cùng chúng ta mãi mãi. Vì thế, Người đã thiết lập Bí Tích Thánh Thể. Đó là điều đã được loan báo trong Cựu Ước qua hình ảnh bữa tiệc mà Thiên Chúa sẽ tiếp đãi muôn dân. Cuối cùng, vào chiều thứ năm tuần Thánh ngay trước lúc đức Giêsu bước vào cuộc khổ nạn của Người, Ngài đã thiết lập Bí Tích Thánh Thể để ban thịt và máu Người làm của ăn nuôi sống linh hồn chúng ta. Người còn muốn giáo hội thực hiện việc Người đã làm để tưởng nhớ và để Người có thể hiện diện thực sự với loài người mọi ngày cho đền tận thế. Chính linh mục là người hằng ngày đứng trên bàn thờ đại diện Chúa Giêsu ban Bánh Hằng Sống nuôi sống linh hồn chúng ta. “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta sẽ được sống đời đời”, vậy ta mới biết ơn cao trọng mà linh mục làm cho ta. Linh mục quan trọng trong Bí Tích Thánh Thể như thế nên linh mục cũng phải có một tình cảm đặc biệt quan trọng và cách riêng đối với Chúa Giêsu Thánh thể. Không ai có thể ban phát Bí Tích Tình Yêu từ Thiên Chúa mà không yêu mến nó tha thiết nhất, cuồng nhiệt nhất, nồng cháy nhất. Sống trong Chúa Giêsu Thánh Thể, các linh mục sẽ cảm nhận được tình yêu Thiên Chúa là vĩ đại như thế nào.
Ngay từ khi tổ tông loài người phạm tội lỗi nghĩa cùng Chúa, Thiên Chúa đã sai chính con một của người là Chúa Giêsu xuống thế làm người để cứu chuộc chúng ta. Tình yêu Thiên Chúa dành cho con người đã bắt đầu từ thuở nào không ai biết được, nhưng chắc chắn là đã từ rất lâu. Những việc Chúa đã làm để chứng tỏ Ngài yêu ta vô cùng đó là xuống thế làm người, chịu nạn, chịu chết chuộc tội cho ta và lập Bí Tích Thánh Thể. Mọi việc đều vượt quá trí của mọi loài thụ tạo, nhưng việc minh chứng tình yêu lạ lùng nhất chính là việc Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Thánh Thể. Hết thảy các việc màu nhiệm về lòng yêu, Chúa đã thực hiện lúc bình sinh, đều cả ở trong đó đều bao hàm nung đúc trong mầu nhiệm oai nghi này, mầu nhiệm mà khi nói đến chúng ta đều tuôn trào nước mắt vì cảm động. Tình yêu mạnh hơn sự chết, Chúa đã chứng tỏ cho chúng ta khi Ngài chịu chết. Nhưng như thế chưa làm Chúa thấy đủ, khi sắp về trời Chúa đã không muốn lìa bỏ đoán con yêu quý mà Ngài phán: “ Cha sẽ ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế”  và Chúa đã tiến đến lập bí tích Thánh Thể là chính Mình Máu người. Ôi, tình yêu vĩ đại đến mức này thì lạy Chúa, con không có gì để nói nữa, vì không có từ nào trên thế gian có thể diễn tả được.
Tình yêu Thiên Chúa cao trọng như thế nhưng có qua thì phải có lại. Thiên Chúa rất cần sự hiện diện của con người để san sẻ gia tài cho nhau, kết hợp với nhau. Nhờ phép Thánh Thể mà Chúa ở lại trên mặt đất với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Ở nơi đâu có bàn thờ, có linh mục làm lễ là có Mình Chúa. Hơn nữa, Chúa đã bằng lòng ở lại trong nhà chầu ngày đêm với ta bao lâu hình bánh rượu còn. Để suy ra lòng Chúa thương yêu ta trong phép Thánh Thể, ta chỉ phải im lặng và thờ lạy Chúa để linh hồn bị hòa tan trong tình yêu Chúa hơn là lý luận rậm lời. Thánh Thể và linh mục có liên lạc mật thiết với nhau không rời xa vì cả hai vì nhau mà có. Chúa đã lập Bí Tích Thánh Thể cùng một lúc với chức linh mục. Nếu không có linh mục cũng không có Thánh thể. Chính thế, Chúa không yêu ai bằng linh mục và các ngài phải sống trong tình yêu Chúa hơn mọi người, Chúa đòi các ngài mến chúa. Cách đặc biệt đối với Thánh Thể các linh mục không được để ai mến Thánh Thể hơn các ngài. Vì Thánh Thể là chính tay các ngài làm ra hằng ngày và chính miệng các ngài chịu lấy, các ngài gần Thánh Thể hơn ai hết nên cũng phải hiểu và thỏa mãn những gì Chúa muốn ở nơi các ngài.
Ôi, tình yêu Thiên Chúa thật cao trọng, bí tích Thánh Thể thật cao trọng. Chính vì thế ngay từ lúc này chúng ta cần sống kết hiệp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể. Chúa đã gọi con đi làm nhân chứng cho Chúa, ban ơn Ngài cho muôn dân, chọn con đưa con ra khỏi trần tục là Chúa đang liên kết con với Thánh Thể Chúa ngay từ bây giờ.Tất cả mọi chìa khóa kho tàng của Ngài, Ngài sẽ trao cho con. Tại sao thế? Vì đâu mà Chúa thương con như vậy. Con biết là không vì lý do gì mà là bởi vì Chúa đã chọn con. Chúa yêu con nhiều như thế làm cho con hiểu được nhiệm vụ của con với Chúa trong phép Thánh Thể. Khi con yêu mến Thánh Thể Chúa, con biết con sẽ phải làm gì, như hai người yêu nhau họ sẽ làm cho nhau tất cả những gì có họ có thể làm cho nhau.
Việc đầu tiên cần thiết nhất nếu muốn yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể là năng thăm viếng và rước Chúa ngự vào linh hồn, như việc ta muốn yêu ai thì phải thường hay đến gặp người ấy. Chúa yêu con vô cùng, điều đó không cần bàn cãi, Chúa cũng muốn con yêu mến Chúa, lẽ ra việc yêu mến Chúa của con không cần có sự thúc giục từ bất kỳ điều gì. Hằng ngày Chúa ngự trong nhà tạm. Ngài không nói trực tiếp cho con nghe mà Ngài nói qua Phúc Âm; vì thế, con sẽ lắng nghe lời Ngài dạy bảo, con sẽ tạ ơn, xin ơn cùng Ngài trong nhà tạm. Gía như con dành cho Chúa nhiều thời gian hơn, giá như con nhớ đến Chúa nhiều hơn. Con đã lãng phí quá nhiều thời gian vào công việc không quan trọng bằng việc năng đến cũng Chúa, chỉ có một việc cần mà thôi nhưng con đã lãng quên nó trong một chừng mực nào đó. Con chỉ chạy đến Thánh Thể Chúa khi con buồn, khi con gặp bất trắc. Khi con có niềm vui và sự thuận lợi trong cuộc sống con đã quên Chúa, để Chúa một mình cô đơn trong nhà tạm. Không những tỏ ý muốn, Chúa còn buộc ta phải rước Mình Máu Ngài. Chúa rất yêu ta, rộng rãi ban Mình Máu Ngài cho ta như vậy sao ta lại bỏ qua? Chúng ta đã quá vong ân bạc nghĩa chăng, chúng ta sẽ không được thương yêu mà lại còn bị phạt. Chúng ta cũng không thể chịu phép Mình Thánh cách qua lần chiếu lệ mà phải năng chịu lấy, yêu mến thực sự vì chính Chúa đã cho chúng ta quá nhiều, ban cho chung ta mọi thứ có thể vì yêu. Đáng ra, chúng ta phải như đàn chiên luôn đói ăn và khát muốn kiếm được một suối mát trường sinh, một bữa ăn no đầy. Nhưng không, chính chúng ta đã biết bao lần từ chối, lẩn tránh, không thèm của ăn Chúa ban. Từ nay, con sẽ luôn khao khát được chịu Mình Thánh Chúa cho no thỏa cơn đói khát.


GM TVP

Thiên Chúa – người yêu ?

Nếu có ai hỏi bạn có người yêu chưa và người đó là ai ? bạn sẽ trả lời ra sao. Nếu có ai hỏi tại sao bạn lại yêu người yêu của bạn ? Bạn sẽ trả lời thế nào. Rất nhiều ý tưởng, rất nhiều câu trả lời khác nhau. Có những câu trả lời rất tình cảm và lãng mạn, cũng có nhiều câu trả lời ngây thơ, và cũng không ngoại trử những câu trả lời vụng về và ngớ ngẩn. Nhưng cho dù thế nào đi chăng nữa thì đó vẫn là câu trả lời của mình. Yêu người khác có rất nhiều lý do và đôi khi cũng không vì lý do gì.
Nhưng bạn hãy thử nghĩ xem được bao nhiêu người sẽ chọn câu trả lời rằng người yêu mình sẽ là Chúa Giêsu. Vâng, số người đó sẽ chỉ là một con số khiêm tốn. Tại sao thế? Điều gì đã xảy ra? Thiên Chúa đã thay đổi ư ? Không, chính con người đã thay đổi. Nhửng tiền bạc, của cải; những danh vọng, lạc thú đã làm thay đổi con người. Con người ngày nay dần quên đi sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống. Họ tự cho mình là vĩ đại, phát minh ra nhiều thứ, tìm kiếm và biết được nhiều bí ẩn của tạo hóa. Họ xem thường mọi thứ, tàn phá thiên nhiên mà không nghĩ đến hậu quả. Nhưng nói thế thì các bạn sẽ cho rằng những điều đó đâu có liên quan đến việc người yêu hay việc chọn người yêu là Thiên Chúa hay không đâu. Bạn đã sai, chính những người yêu mới đó đã và đang xen giữa tình yêu giữa Thiên Chúa và con người. Những danh vọng, của cải, sắc dục như một thế lực thù địch mà thế lực thù địch này rất mạnh. Nó ví như một người thứ ba đẹp hơn, giỏi hơn, giàu có hơn nhưng nó chỉ là cái che giấu bên ngoài. Đương nhiên chúng ta chỉ là con người yếu đuối và mỏng giòn, không thể nào không bị cám giỗ. Nhưng không thể bị một cách dễ dàng như thế. Ở đây tôi chỉ chú trọng đến vấn đề thiêng liêng thôi bạn đừng hiểu nhầm. Lẽ tất nhiên ai trong chúng ta không ít thì nhiều cũng có người yêu theo bản năng Thên Chúa ban. Thiên Chúa đã tạo dựng loài người có nam có nữ và cho họ đến với nhau.
Cho dù mọi người thế nào thì tôi đã chọn cho mình một người yêu đó là Giêsu. Một người yêu đích thực đã chết cho tôi. Nhưng tôi thực sự không xứng với những gì Người dành cho tôi. Bạn hãy nghĩ đơn giản như thế này. Nếu bạn có người yêu, bạn hy sinh mọi thứ tốt đẹp nhất cho người mình yêu (chưa nói đến cái chết ở đây) nhưng một ngày nào đó người yêu của bạn đi theo người yêu mới. Bạn sẽ đau khổ đến mức nào. Vậy còn Chúa Giêsu  thì sao? Ngài đã bỏ cả ngai vàng và mọi điều tốt đẹp trên trời xuống với chúng ta, kiếp đau khổ. Đã chịu chết đắng cay khổ nhục trên thập giá vì chúng ta. Nhưng từ trên cây Thập Giá Người lại nhìn thấy chúng ta đi với người yêu khác không là Ngài. Chúng ta dần quên di người yêu đã chết vì ta. Chúng ta luôn tự cho mình những lý do chính đáng khi đã cố quên Chúa. Nào là bận công việc làm ăn, bận học, việc gia đình, nào là đau yếu bệnh tật. Nhưng tất cả chỉ là ngụy biện. Làm ăn ư, bạn làm cả ngày sao? Không dành một vài phút mỗi ngày để nhớ và trò chuyện với Ngài sao. Học hành, hay bận việc gia đình? Bạn học và làm nhiều đến thế sao. Thế còn mỗi lúc đau yếu, bạn không thể khẩn cầu cùng Chúa cho căn bệnh mình mau thuyên giảm sao? Cho là lúc bệnh tật bạn có nhớ và trò chuyện chuyển cầu lên Ngài và bạn hết bệnh, liệu trong tâm trí bạn sẽ nhớ ơn đó được bao lâu. Chúng ta là những kẻ vô ơn bạc nghĩa, lúc gặp nạn hay khó khăn gì thì chạy lai kêu cầu, khi được ơn thì chạy đi và dần lãng quên.

Hãy trở về, trở về tìm lại người yêu cũ bạn đã bỏ quên. Trở về nói câu xin tha thứ, chắc chắn bạn sẽ được tha thứ và còn được yêu hơn xưa. Chúc mọi người tìm cho mình người yêu đích thực.


GM TVP